Màn hình không chạm - Hướng đi cho thế giới hậu Covid-19

Màn hình không chạm - Hướng đi cho thế giới hậu Covid-19


>>> For English please click here

Đại dịch COVID-19 toàn cầu đã tạo ra nhu cầu lớn về các giải pháp thay thế cho các hoạt động thông thường hàng ngày để giảm sự lây lan của vi rút. Một ứng dụng đang nhận được nhiều sự chú ý là công nghệ màn hình trên không. Cải tiến này giúp chúng ta có thể ứng dụng vào các loại thiết bị máy móc như máy ATM, bàn phím lối vào các căn hộ chung cư hoặc các thiết bị tại bệnh viện và các nhà máy thực phẩm để loại bỏ việc chạm tay vào màn hình vật lý – đây là lợi ích mà nhu cầu sử dụng có thể phổ biến trong thế giới hậu COVID-19. Trong thực trạng đó, Mitsubishi Electric đã phát triển công nghệ này trong những năm gần đây, định vị trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực.

Công Nghệ mới cho Thế Giới mới

Thường xuyên rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, giãn cách xã hội hay làm việc tại nhà – tất cả những cách làm này đã trở thành một phần của "bình thường mới" do đại dịch COVID-19. Chính phủ các nước trên thế giới cũng đã đề ra những quy định để khuyến khích các công dân, doanh nghiệp của mình thực hiện các hoạt động trên. Cùng lúc đó, các công ty công nghệ cũng nhanh chóng phát minh các cải tiến mới để giúp thế giới thích ứng với thế giới hậu Covid.

Công nghệ màn hình trên không đặc biệt có thể trở thành công cụ thay đổi cuộc chơi cho những người điều hành máy ATM và các  máy móc khác có màn hình cảm ứng với số lượng lớn người sử dụng hàng ngày. Mặc dù nếu tính theo mốc thời gian, công nghệ này không phải là mới, bởi Mitsubishi Electric đã nghiên cứu từ năm 2015, rất lâu trước khi COVID-19 buộc chúng ta phải hạn chế tiếp xúc bề mặt nơi công cộng.

Ông Hayato Kikuta, kỹ sư tại trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến của Mitsubishi Electric Nhật Bản cho biết: “Ban đầu, chúng tôi chỉ đơn giản nghĩ đến việc tạo ra một loại màn hình quy mô lớn có thể tác động vào thế giới như vũ bão - một sự phát triển dựa trên màn hình LED quy mô lớn Diamond Vision của chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi cảm nhận được sự phổ biến của màn hình cảm ứng, chúng tôi bắt đầu xem xét việc sử dụng màn hình trên không trong các máy vận hành. Vào khoảng năm 2018, chúng tôi bắt đầu phát triển giao diện không cảm ứng kết hợp công nghệ hiển thị trên không”.

Nhóm nghiên cứu về màn hình hiển thị trên không ban đầu dự kiến sẽ cài đặt công nghệ ở những địa điểm nhất định, có điều kiện như tại các nhà máy công nghiệp và cơ sở y tế với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sức khỏe và vệ sinh. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã thuyết phục nhóm nghiên cứu rằng nhu cầu về các sản phẩm tích hợp công nghệ này sẽ tăng lên trong nhiều lĩnh vực. Hiện nhóm đang xem xét tăng tốc phát triển dự án của mình.

Mức độ linh hoạt cao

Công nghệ của Mitsubishi Electric kết hợp hai yếu tố: khả năng chiếu hình ảnh từ trên không và khả năng cho phép người dùng "chạm" vào hình ảnh.

Đầu tiên sẽ có gương phản xạ ngược để phản xạ ánh sáng tới theo cùng một hướng, nhờ đó hình ảnh được chiếu trong không khí trực tiếp trước mặt người dùng. Yếu tố thứ hai liên quan đến cảm biến chiều sâu có thể phát hiện vị trí không gian và chuyển động của ngón tay người dùng. Đây là những gì sẽ cho phép người dùng tương tác với hình ảnh trên không.

Trên thực tế, các công nghệ hiển thị trên không cũng đã có mặt. Tuy nhiên, theo ông Kikuta cho biết việc sử dụng gương phản xạ ngược mang lại lợi thế lớn.

Ông giải thích: "Công nghệ hiển thị trên không sử dụng gương phản xạ ngược giúp điều chỉnh kích thước hình ảnh dễ dàng hơn". "Nó cho phép tạo ra những hình ảnh trên màn hình ảo lớn từ 40 đến 50 inch, có thể so sánh được với các biển báo lớn hoặc những hình ảnh nhỏ trên màn hình ảo từ 7 đến 10 inch. Điều này giúp các sản phẩm không bị hạn chế về kích thước và việc chiếu hình ảnh trở nên đơn giản".

"Phạm vi hiển thị cũng có thể được điều chỉnh để chỉ người đứng trước màn hình mới có thể nhìn thấy. Điều này phù hợp với máy ATM và các máy khác hiển thị thông tin nhạy cảm mà người dùng không muốn người khác nhìn thấy. Thêm một lợi ích bảo mật khác là nhờ không có sự tiếp xúc giữa người dùng và máy, người dùng không phải lo lắng về việc dấu vân tay của mình bị bên thứ ba sử dụng một cách bất hợp pháp".

Tuy nhiên với màn hình ảo thì làm cách nào người dùng được phản hồi xúc giác khi tiếp xúc là một vấn đề.  Ông Kikuta cho biết nhóm nghiên cứu đã phát triển một thuật toán và công nghệ cảm biến giúp hành động của người dùng trở nên trực quan hơn, cung cấp phản hồi như với phản hồi của màn hình cảm ứng vật lý.

Chuẩn bị ra mắt vào năm 2021

Mitsubishi Electric đặt mục tiêu thương mại hóa công nghệ hiển thị trên không vào năm 2021. Mặc dù công ty đang tiếp tục phát triển công nghệ này để sử dụng trong các nhà máy công nghiệp, cơ sở y tế và văn phòng như dự định ban đầu. Ông Kikuta tin rằng nhu cầu sử dụng công nghệ này sẽ ngày một lớn và cấp bách hơn. Ông nói: "Ban đầu, áp dụng công nghệ này để sử dụng chung được coi là mục tiêu dài hạn. Nhưng trong trại thái 'bình thường mới', chúng ta đang đối mặt với một thực tế cần hạn chế tương tác vật lý mỗi ngày. Vì thế, chúng ta cần tập trung nhiều hơn vào việc đáp ứng các nhu cầu chung, đòi hỏi phải điều chỉnh công nghệ để phù hợp với từng mục đích. Nhà hàng và các cơ sở công cộng đều có những yêu cầu khác nhau".

Kikuta và nhóm của ông hiện đang khảo sát các nhân viên tại Mitsubishi Electric Nhật Bản và các công ty trong tập đoàn, cũng như nhân viên tại các công ty khác để tìm hiểu bản chất của các yêu cầu cụ thể đó.

Ông nói: "Điều cần thiết của một công nghệ là phải được tối ưu hóa cho những nhu cầu mà mọi người thực sự có. Điều này đòi hỏi nhiều nghiên cứu, bao gồm cả việc tìm hiểu thực tế những nhu cầu này là gì. Chúng tôi tích hợp công nghệ của mình với các sản phẩm của khách hàng theo những cách phù hợp với người dùng và ứng dụng của sản phẩm. Tôi thực sự tin tưởng rằng nếu chúng tôi muốn thành công thương mại hóa công nghệ này, chúng tôi phải mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình bằng cách khảo sát nhu cầu của nhiều loại công ty, bao gồm cả công ty của chúng tôi và bằng cách đến thăm các địa điểm thực tế nơi công nghệ sẽ được sử dụng".

 

* Nội dung đúng sự thật và chính xác tại thời điểm xuất bản.
* Thông tin liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ có trong bài viết này có thể khác nhau tùy theo quốc gia hoặc khu vực.