Nhựa: Quy trình tái chế khép kín thu hồi lên đến 80%

Nhựa: Quy trình tái chế khép kín thu hồi lên đến 80%


>>> For English please click here

Ngay cả trước khi Nhật Bản ban hành Luật Tái chế Thiết bị Gia dụng vào năm 2001, Mitsubishi Electric đã đạt được những bước tiến trong ngành công nghiệp tái chế. Một trong những thành tựu ấn tượng nhất là đạt tỷ lệ thu hồi 80% nhựa chất lượng cao từ các thiết bị gia dụng đã qua sử dụng - một trong nhiều sáng kiến hướng tới xây dựng một xã hội bền vững. Dưới đây là cách Mitsubishi Electric thúc đẩy tỷ lệ tái chế từ chỉ 6% lên đến 80% ở thời điểm hiện tại.

 

CÁC VẤN ĐỀ VỀ NHỰA 

Trong những năm gần đây, nhiều người ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động bền vững xã hội, hướng đến nâng cao nhận thức và các nỗ lực bảo vệ môi trường. Vậy sự thúc đẩy tiên phong cho sự bền vững này bắt nguồn từ đâu?

Quay ngược thời gian về hơn 30 năm trước, giữa những năm 1980 ở Đức – là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này - đã đầu tiên thực hiện luật hạn chế phát sinh chất thải trong bối cảnh người dân nước này ngày càng quan tâm đến các nỗ lực quản lý chất thải và bảo tồn môi trường.

Các quốc gia khác cũng nhanh chóng làm theo bằng cách thực hiện các chính sách tương tự. Tuy nhiên, ở Nhật Bản phải đến năm 1991, quốc gia này mới ban hành luật khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế lần đầu tiên. Kể từ đó, các công ty trên toàn thế giới chuyển sang hành động cụ thể trong các bối cảnh khác nhau - bắt đầu từ các bước tiến nhỏ đến công nghệ tiên tiến - với hy vọng xây dựng một xã hội bền vững hơn. Thông thường, các chính sách môi trường được thực thi ở cấp độ ngành công nghiệp, thông qua sự đồng thuận toàn cầu về việc các công ty có trách nhiệm thực hiện các hoạt động bền vững.

Trước khi Nhật Bản ban hành Luật Tái chế Thiết bị Gia dụng vào năm 2001, Mitsubishi Electric đã coi đây là một hoạt động cơ bản để bảo vệ môi trường. Với việc thực hiện các hoạt động tái chế các thiết bị gia dụng đã qua sử dụng - một nỗ lực chưa từng có vào thời điểm 1999, đã đánh dấu cách Mitsubishi Electric chuyển sang chế độ thực thi. Kể từ đó, Mitsubishi Electric đã tiếp tục thúc đẩy sự phát triển công nghệ.  Năm 2010 báo hiệu một giai đoạn mới trong những nỗ lực này với việc khánh thành trung tâm tái chế nhựa chất lượng cao của công ty - nơi Mitsubishi Electric thu gom và tái chế nhựa từ các thiết bị gia dụng đã qua sử dụng và tái sử dụng trong các thiết bị mới.

 

QUÁ TRÌNH TÁI CHẾ NHỰA

Tuy nhiên, tái chế nhựa không phải là một quá trình đơn giản và cần lưu ý vấn đề sau:

Có hai cách để sử dụng nhựa tái chế:

Đầu tiên là sử dụng nhựa để tái chế các sản phẩm "cấp thấp" hoặc các sản phẩm đơn giản như móc treo quần áo vì thiết kế và độ bền không phải là vấn đề đáng lo ngại. Cách khác là sử dụng chính loại nhựa tái chế đó cho các sản phẩm chất lượng cao ở mức độ như một loại nhựa mới. Mitsubishi Electric coi đây là cách tái chế nhựa tốt và thực tế nhất. Công ty theo đuổi lý tưởng này thông qua hai trung tâm tái chế nội bộ: Hệ thống Hyper Cycle (Hyper Cycle Systems - HCS) và Hệ thống Green Cycle (Green Cycle Systems - GCS).

HCS được thành lập vào năm 1998, nhân viên bắt đầu quá trình tái chế bằng cách tháo dỡ các thiết bị đã qua sử dụng như tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa không khí và TV. Các bộ phận bằng kim loại và nhựa được mài và nghiền. Mặc dù HCS đại diện là nơi tái chế đầu tiên trong ngành công nghiệp, nhưng nhà máy này chỉ mới tái chế thành công 6% nhựa từ các vật liệu cũ. Nguyên nhân do các thách thức của quá trình phân tách hạt nhựa mịn. Vì vậy, nếu tái chế 120 máy điều hòa không khí cũ, chỉ có thể được tái tạo được 7,5 máy điều hòa không khí mới. Đấy chính là nguyên nhân GCS ra đời vào năm 2010 nhằm cải thiện mạnh mẽ việc thu hồi nhựa chất lượng cao trong quá trình tái chế.

Ông Yasuto Iseki - một trong những người sáng lập cả HCS và GCS, thuộc ngành hàng điện gia dụng của tập đoàn Mitsubishi Electric kể lại: "Trước khi hai nhà máy này ra đời, đã có dịch vụ xử lý chất thải cho các loại rác khác như sắt, nhưng không có dịch vụ tương tự để tái chế nhựa ở Nhật Bản. Trong khi đó, Mitsubishi Electric sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều nhựa, như máy điều hòa không khí và tủ lạnh. Vì thế, chúng tôi có nghĩa vụ hoàn thành trách nhiệm xã hội của mình trong việc tái chế các vật liệu nhựa. Đây chính là nguyên nhân các nhà máy tái chế nhựa ra đời”.

Quy trình này cho phép Mitsubishi Electric tiếp nhận các sản phẩm đã qua sử dụng, chiết xuất lấy nhựa chất lượng cao và sản xuất hàng hóa mới. Ông phản ánh: "Trong khi ngành công nghiệp đang chú ý đến việc tái chế theo vòng khép kín, thì Mitsubishi Electric là công ty duy nhất thực sự hiện thực hóa hệ thống như vậy. Rất khó để tìm thấy bất kỳ công ty nào trong ngành thiết bị gia dụng áp dụng công nghệ này ở mức độ tương tự. Đây là một khái niệm mới lạ mà nhiều người lần đầu tiên biết đến thông qua công nghệ của chúng tôi".

 

CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI 

Trong khi HCS đã có sẵn nền tảng công nghệ để xây dựng, thì GCS đầy tham vọng không có tiền thân để tạo cơ sở cho sự phát triển. Tuy nhiên, với cam kết cải tiến công nghệ vì sự bền vững, Mitsubishi Electric đã thực hiện một động thái chưa từng có: tìm nguồn cung ứng cho công nghệ thiết bị và vật liệu từ nhiều trung tâm nội bộ để khởi động dự án. Từ đó, tất cả bắt đầu với một phòng thí nghiệm thử nghiệm với quá trình gian khổ và chậm chạp. Nhìn lại giai đoạn đầu, ông Iseki nhớ lại rằng mặc dù đó là một con đường khó khăn, nhưng những khó khăn đó khiến tất cả trở nên giá trị hơn rất nhiều.

Tại Green Cycle Systems, công nhân lấy nhựa chất lượng cao từ các thiết bị gia dụng và chia nó thành ba thành phần chính: polypropylene (PP), polystyrene (PS) và acrylonitrile-butadiene-styrene (ABS). Hai yếu tố đóng vai trò chính ở đây là lực nổi tự nhiên và độ tĩnh điện.

Đầu tiên là độ nổi: Mitsubishi Electric sử dụng một quy trình độc quyền, trong đó nhựa hạt mịn được cho vào nước, nơi PS và ABS nặng hơn nước sẽ chìm tự nhiên, trong khi PP nổi lên trên sẽ được chiết xuất. Ngoài ra, công ty còn áp dụng một thiết bị phân chia để thu thập hỗn hợp PS và ABS một cách chính xác hơn. Bằng cách sử dụng thiết bị tách đặc biệt, các kỹ sư có thể dễ dàng tách các hợp chất đã pha trộn cũng như các hợp chất có trọng lượng riêng nặng hơn một cách dễ dàng hơn. Tiếp theo, để tách các hạt PS và ABS, các kỹ sư khuấy động các hạt trong một thùng nhào lộn để tạo ra tĩnh điện. PS tự nhiên được hút vào điện tích dương trong khi ABS bị hút vào điện tích âm, vì vậy bằng cách đặt một điện áp vào hai loại nhựa này, người ta có thể tách các hợp chất ra một cách dễ dàng.

Mitsubishi Electric cũng đã phát triển một công nghệ độc quyền khác sử dụng tia X để loại bỏ tạp chất. Công nghệ này đã cho phép một quy trình loại bỏ chất chống cháy brôm - chất bị cấm ở Châu Âu - cũng như sợi thủy tinh khỏi vật liệu nhựa. Sử dụng công nghệ này cùng với các kỹ thuật chiết xuất đã đề cập trước đó, tỷ lệ tái chế nhựa chất lượng cao đã tăng từ 6% lên 80%. Nhựa chất lượng cao được thu hồi ngang bằng với nhựa của các thiết bị mới mà không làm giảm thiết kế hoặc độ bền, điều này thật sự đáng kinh ngạc. Dựa vào đó, nếu người ta áp dụng tỷ lệ này cho ví dụ 120 thiết bị điều hòa không khí đã qua sử dụng, quy trình này sẽ cho phép 96 thiết bị mới được tái sinh.

 

CHẤT LƯỢNG CÂN BẰNG SỐ LƯỢNG

Mặc dù người ta có thể xem sự tăng đột biến này là một cột mốc quan trọng đối với công ty, Iseki vẫn luôn hướng tới tương lai. Ông giải thích: "Mặc dù đây là nhựa tinh chế cao, những vẫn là nhựa tái chế, nghĩa là chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức về thiết kế và chức năng. Đó là điểm tiếp theo tôi muốn giải quyết. Mọi người cũng cho rằng sản xuất nhựa tái chế là cuộc đánh đổi giữa chất lượng và số lượng, theo đó cần hướng tới nhựa có độ tinh khiết cao từ quá trình tái chế. Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ thu hồi được ít nhựa hơn. Vì vậy, trong tương lai, chúng tôi muốn hướng tới thu hồi nhựa chất lượng cao với số lượng lớn".

Ông tiếp tục chia sẻ: "Tôi nghĩ chúng ta sẽ cần một bước đột phá về công nghệ để biến điều này thành hiện thực - chúng ta không thể mong đợi kết quả chỉ trong một sớm một chiều. Những thay đổi nhỏ và liên tục với công nghệ ở mỗi bước của quy trình tái chế nhựa là cách duy nhất để đạt được điều đó". Ông kiên định và không dao động trong mục tiêu tự đề ra này. Những lời nói của ông gợi ý về tầm nhìn dài hạn của Mitsubishi Electric - theo đuổi chất lượng trước lợi nhuận, những nỗ lực chắc chắn hướng tới một xã hội bền vững hơn.

 

Nội dung trung thực và chính xác tại thời điểm xuất bản. Thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ trong bài viết này có thể khác nhau tùy theo quốc gia hoặc khu vực.